Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

“Bệ đỡ” tăng trưởng cho thị trường M&A

Dù còn khó khăn, nhưng việc kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 8% năm nay và có mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm tới sẽ tạo “bệ đỡ” cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là thị trường M&A.
Bệ đỡ cho sự phục hồi của nền kinh tế tiếp tục được đặt vào tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và đầu tư công. Ảnh: Đức Thanh

Điểm sáng tăng trưởng

Ít ngày trước đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chính thức ký Nghị quyết số 68/2022/QH15 ban hành Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội trong năm tới đã được đặt ra, trong đó, hai chỉ số được quan tâm nhiều nhất chính là tăng trưởng GDP (6,5%) và kiểm soát lạm phát (4,5%).

Tuy không cao như con số dự kiến đạt được của năm 2022 (8%), nhưng việc Chính phủ quyết tâm và Quốc hội quyết nghị mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm tới cho thấy, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi, để tạo nền tảng cho giai đoạn tăng tốc 2024-2025.

“Kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định tại khu vực”, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nói như vậy trong cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Thái Lan mới đây.

Đây là một thực tế. Trong báo cáo mới nhất được công bố vào đầu tháng 10/2022, IMF dự báo, năm 2022, Malaysia sẽ tăng trưởng 5,4%, Singapore tăng trưởng 3%. Con số này của Philippines là 6,5%, Indonesia là 5,3%, Thái Lan 2,8%, còn Việt Nam là 7%. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở mức cao nhất trong nhóm ASEAN-6.

Hơn thế, không chỉ tăng trưởng 7% như dự báo của IMF, hay 7,5% như dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), mà gần như chắc chắn, kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 8% trong năm nay, vượt xa mục tiêu Quốc hội đã quyết nghị hồi cuối năm 2021 (6,5% - PV).

“Đây là mức cao hiếm thấy trong bối cảnh năm 2022 là năm đặc biệt khó khăn không chỉ với Việt Nam, mà trên toàn cầu”, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Điều hành Quỹ đầu tư Dragon Capital nói.

Việc tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 8% trong năm 2022 sẽ tạo đà để kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi trong năm 2023, dù các diễn biến kinh tế toàn cầu và Việt Nam gần đây cho thấy, thách thức, khó khăn ở phía trước là rất lớn.

Thậm chí, trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 11/2022, WB đã nhận định rằng, nền kinh tế đang đối mặt với nhiều lực cản mạnh. “Sức cầu bên ngoài chững lại, trong khi điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt gây ảnh hưởng đến tỷ giá. Lạm phát giá tăng và điều kiện huy động tài chính trong nước cũng bị thắt chặt có thể ảnh hưởng đến cầu trong nước trong vài tháng tới”, các chuyên gia của WB đã nhấn mạnh điều này.

Điều đó trên thực tế đã được dự báo, khi kinh tế toàn cầu ngày càng đến gần hơn với nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, nhiều dự báo cho thấy, bất chấp những khó khăn của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi và hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm tới. Các dự báo của ADB, WB, UOB… về kinh tế Việt Nam trong năm tới cũng đều xoay quanh con số này. Thậm chí, Standard Chartered còn dự báo, Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trên 7% trong năm tới.

Bệ đỡ cho sự phục hồi của nền kinh tế tiếp tục được đặt vào tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và đầu tư công. Trong đó, đầu tư công đang được kỳ vọng rất nhiều, bởi năm 2023, tổng vốn đầu tư phát triển đã tăng tới trên 100.000 tỷ đồng so với năm trước, đạt trên 726.000 tỷ đồng.

“Đẩy nhanh việc giải ngân nguồn lực này, nhất là các nguồn lực dành cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, sẽ hỗ trợ lớn cho tăng trưởng kinh tế”, ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân nói.

Ngoài đầu tư công, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đặt kỳ vọng vào sự phục hồi của khu vực dịch vụ, vào xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, một khi Trung Quốc có những thay đổi về chiến lược phòng chống dịch Covid-19. “Khi kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại, sẽ tác động tích cực tới kinh tế Việt Nam, bởi đây là một thị trường thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

“Bệ đỡ” cho thị trường M&A

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng xu hướng phục hồi của nền kinh tế được dự báo vẫn sẽ tiếp tục, nhất là khi sau quyết nghị của Quốc hội, vào đầu năm tới, Chính phủ sẽ có Nghị quyết 01 về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô. Cộng với việc đẩy nhanh và thực thi hiệu quả Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023, thì kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể hoàn thành “sứ mệnh” phục hồi trong năm tới, đặt nền tảng cho hai năm tăng tốc 2024-2025.

Điều quan trọng, khi kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng khá, sẽ tạo động lực cho các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, trong đó có thu hút đầu tư nước ngoài và hoạt động M&A.

Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng vẫn luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng. Các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vẫn đặt nhiều niềm tin vào các giải pháp phòng chống dịch, điều hành kinh tế vĩ mô, cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của Chính phủ Việt Nam.

- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Năm 2022 là một năm đầy khó khăn với kinh tế toàn cầu. Cũng vì thế, dòng đầu tư nước ngoài suy giảm. Theo số liệu của FDI Markets, trong nửa đầu năm 2022, các dự án cấp mới trên toàn cầu đã giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, ở Việt Nam, tính đến ngày 20/10/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 22,46 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tiếp tục xu hướng giảm, đạt gần 9,93 tỷ USD, giảm 23,7% so với cùng kỳ, dù tốc độ giảm đã được cải thiện đáng kể.

Riêng về thị trường M&A, báo cáo của KPMG cho thấy, từ con số 11 tỷ USD của năm 2021, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam chỉ đạt 5,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm nay. Số lượng “deal” cũng giảm, từ khoảng 700 thương vụ xuống còn khoảng 350. Giá trị các thương vụ cũng thấp hơn, từ trung bình 31 triệu USD/thương vụ năm 2021 xuống còn 16,5 triệu USD năm 2022.

Tuy nhiên, các dự báo phía trước có vẻ tích cực hơn. Trong báo cáo cập nhật của WB, các chuyên gia của định chế này đã nhấn mạnh việc tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký “nhảy vọt” lên mức 3,7 tỷ USD trong tháng 10, tăng 122% so cùng kỳ, cao thứ nhì trong năm 2022. Mức tăng này có được là nhờ các khoản đầu tư lớn vào cơ sở sản xuất - kinh doanh mới trong lĩnh vực điện, khí và cấp nước.

Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam có thể đạt mức như năm ngoái. Như vậy, tình hình không quá đáng lo ngại, dù trên thực tế, chưa thể phục hồi và quay trở về thời điểm trước đại dịch. Câu chuyện có thể sẽ tương tự trong năm 2023, bởi đây là năm mà kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ rất khó khăn, nguy cơ suy thoái cận kề.

Tuy vậy, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư ngay trước thềm Diễn đàn M&A Việt Nam 2022, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, những khó khăn trong hiện tại chỉ mang tính thời điểm, do những yếu tố khách quan, do xu hướng chung của thị trường toàn cầu.

“Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng vẫn luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng. Các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vẫn đặt nhiều niềm tin vào các giải pháp phòng chống dịch, điều hành kinh tế vĩ mô, cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của Chính phủ Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Nhìn ở góc độ này, có thể thấy, việc nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi trong năm 2023 sẽ tạo “bệ đỡ” vững chắc cho thị trường M&A nói riêng, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung.

Bệ đỡ này càng vững chắc hơn khi Việt Nam đang bắt đầu thực thi Chiến lược Hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030, với nhiều thể chế, chính sách mới. Một trong số đó là các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án quy mô lớn, trong lĩnh vực công nghệ cao, có tác động lan tỏa.

Cùng với đó, Bộ tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc đã được phê duyệt. Chính phủ Việt Nam cũng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư, đồng thời để chủ động tiếp cận các tập đoàn lớn, có công nghệ nguồn, đứng đầu chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm vận động, kêu gọi đầu tư vào Việt Nam…

Tất cả sẽ tạo lực hút lớn hơn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài, qua đó cũng như thúc đẩy sự phục hồi của thị trường M&A Việt Nam. Nhiều cơ hội vẫn còn đang ở phía trước.

Theo baodautu.vn

Tin mới hơn

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người tử vong: Khởi tố 1 nhân viên Nhà máy xi măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người tử vong: Khởi tố 1 nhân viên Nhà máy xi măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người tử vong: Khởi tố 1 nhân viên Nhà máy xi măng Yên Bái

Công điện của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ và xử lý vụ việc tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Kho

Công điện của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ và xử lý vụ việc tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Kho

Công điện của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ và xử lý vụ việc tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái

Nghiêm cấm từ chối kiểm định phương tiện đã đặt lịch trực tuyến

Nghiêm cấm từ chối kiểm định phương tiện đã đặt lịch trực tuyến

VTV.vn - Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiêm cấm trung tâm đăng kiểm từ chối tiếp nhận kiểm định phương tiện đã đặt lịch thành công qua hệ thống trực tuyến.

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hà Nội có nóng trên 40 độ như ứng dụng dự báo?

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hà Nội có nóng trên 40 độ như ứng dụng dự báo?

VTV.vn - Hiện nay mạng xã hội đang lan truyền thông tin dự báo từ ứng dụng điện thoại trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đây, thủ đô Hà Nội nhiệt độ có thể...

Cảnh giác trước quảng cáo xuất khẩu lao động sang Canada

Cảnh giác trước quảng cáo xuất khẩu lao động sang Canada

VTV.vn - Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác về trào lưu xuất khẩu lao động sang Canada để tránh bị lừa đảo.

Bắc Bộ có mưa rào và dông, trưa chiều trời nắng

Bắc Bộ có mưa rào và dông, trưa chiều trời nắng

VTV.vn - Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi; trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa...

Hiệp định Geneve 1954 không chỉ là mốc son lịch sử của dân tộc mà còn mang ý nghĩa thời đại

Hiệp định Geneve 1954 không chỉ là mốc son lịch sử của dân tộc mà còn mang ý nghĩa thời đại

VTV.vn - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve (1954 - 2024), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn về ý nghĩa của sự kiện...

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Chung tay tiết kiệm để không thiếu điện

Chung tay tiết kiệm để không thiếu điện

Cuối tuần qua, Thường trực Chính phủ có cuộc họp về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và đặc biệt trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới. Tại đây, Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Để đạt được điều này, bên cạnh nỗ lực của ngành điện, đòi hỏi người dân và doanh nghiệp phải chung tay tiết kiệm điện.

Xanh hóa sẽ giúp ngành gỗ cải thiện đơn hàng

Xanh hóa sẽ giúp ngành gỗ cải thiện đơn hàng

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) NGÔ SỸ HOÀI, để cải thiện đơn hàng và tăng doanh thu xuất khẩu, các doanh nghiệp ngành gỗ cần quan tâm đến yếu tố xanh.

Đón không khí lạnh, miền Bắc sắp chuyển mưa lớn

Đón không khí lạnh, miền Bắc sắp chuyển mưa lớn

TPO - Dự báo do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, trong chiều tối và đêm các ngày từ 21-24/4, miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Kinhtedothi - Bảo tàng Chiến thắng B-52 (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) phối hợp Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tổ chức triển lãm “Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972”.

Thời tiết hôm nay 21/4: Hà Nội chiều tối có mưa rào và dông, gió giật mạnh

Thời tiết hôm nay 21/4: Hà Nội chiều tối có mưa rào và dông, gió giật mạnh

VOV.VN - Thời tiết hôm nay 21/4, Hà Nội và Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, vùng núi cục bộ có mưa to.

Hầu hết đường bay nội địa đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hầu hết đường bay nội địa đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

VOV.VN - Một tuần trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, các chuyến bay từ hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều có tỷ lệ đặt chỗ cao dù trước đó các hãng hàng không đã có kế hoạch tăng thêm chuyến bay trong dịp lễ này.

Giá vàng hôm nay 21/4: Vàng SJC giao dịch ở mức 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 21/4: Vàng SJC giao dịch ở mức 84 triệu đồng/lượng

VOV.VN -Vàng SJC niêm yết giá mua vào - bán ra ở mức 82 - 84 triệu đồng/lượng, giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 2.392,6 USD/oz.

Hồi ức của cựu chiến binh Điện Biên Phủ từng viết thư cho Tổng thống Pháp

Hồi ức của cựu chiến binh Điện Biên Phủ từng viết thư cho Tổng thống Pháp

VOV.VN - Bên cạnh kỷ niệm hào hùng về những ngày “rực trời đất Điện Biên Phủ toàn thắng” 70 năm trước, mỗi người lính trở về từ mặt trận lại có những câu chuyện đời thường riêng, giản dị mà thấm đẫm tinh thần lạc quan, lòng yêu chuộng hoà bình.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại