15:25 | 03/12/2024
Tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 đến 7/12, gồm 4 hoạt động chính, với thông điệp "Bứt phá kiên cường".
Tại chuỗi đối thoại "Khám phá tương lai VinFuture", các diễn giả cùng bàn luận qua bốn phiên:
Vật liệu cho tương lai bền vững; Triển khai AI trong thực tế; Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới; Những đổi mới trong chăm sóc sức khỏe tim mạch và đột quỵ."Vật liệu cho Tương lai bền vững"
An ninh năng lượng
không chỉ là thách thức của riêng Việt Nam, mà đồng thời là bài toán chung của toàn nhân loại. Đây cũng là chủ đề nóng trong tọa đàm "Vật liệu cho Tương lai bền vững" diễn ra sáng ngày 4/12.Các nhà khoa học tham dự tọa đàm "Vật liệu cho Tương lai bền vững" diễn ra sáng ngày 4/12.
Diễn giả đặc biệt tại phiên thảo luận này là GS. Marina Freitag - nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về năng lượng thuộc Hội Nghiên cứu Hoàng gia tại Đại học Newcastle (Anh). Bà sẽ chia sẻ về những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực công nghệ quang điện bền vững.
Cũng góp mặt tại tọa đàm "Vật liệu cho Tương lai bền vững", còn có GS. Seth Marder, Giám đốc Viện Năng lượng Tái tạo và Bền vững, một tổ chức liên kết giữa Đại học Colorado-Boulder và Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo Quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Mỹ.
"Triển khai AI trong thực tiễn"
Trí tuệ nhân tạo AI
đang ngày càng lên ngôi, và hiện hữu ngày một rõ hơn trong cuộc sống của mỗi người. Giờ đây, AI có thể tác động cách bạn chụp ảnh, tự làm đẹp trên mạng xã hội... cho tới nắm giữ hiệu quả kinh doanh, sản xuất. "Triển khai AI trong thực tiễn" diễn ra vào chiều ngày 4/12 được dự báo là một trong những tọa đàm "nóng" nhất trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture năm nay.GS. Yann LeCun - một trong những "cha đẻ" của AI. Ông hiện là Phó Chủ tịch và Giám đốc Khoa học AI tại Meta, đồng thời là Giáo sư Silver tại Đại học New York, Mỹ.
Tham dự phiên tọa đàm này có GS. Yann LeCun - một trong những "cha đẻ" của AI. Ông hiện là Phó Chủ tịch và Giám đốc Khoa học AI tại Meta, đồng thời là Giáo sư Silver tại Đại học New York, Mỹ.
LeCun nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về AI, học máy, thị giác máy tính, robot và khoa học thần kinh tính toán… Ông đã có những đóng góp to lớn cho lĩnh vực học sâu và mạng nơ-ron tích chập (CNN).
"Chúng ta cần đảm bảo AI hợp tác với con người để hoàn thành công việc, đồng thời không xem nhẹ tư duy phản biện của con người", TS. Xuedong Huang, Tập đoàn Zoom (Hoa Kỳ), thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture khẳng định.
Trước một bộ phận ý kiến lo ngại rằng các hệ thống AI sẽ ngày càng thông minh và có thể cạnh tranh, kiểm soát con người, ông Huang nhấn mạnh công nghệ nào cũng có ưu và nhược điểm, quan trọng là phải có cách tiếp cận cân bằng, đảm bảo sử dụng
an toàn. Chúng ta thật sự cần tận dụng AI, nhưng không hoàn toàn dựa vào nó.TS. Xuedong Huang - nhà khoa học máy tính hàng đầu thế giới về xử lý ngôn ngữ nói, là đồng tác giả của hơn 170 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ, hai cuốn sách và hơn 100 bài báo trong lĩnh vực AI cũng sẽ có mặt trong tọa đàm "Triển khai AI trong thực tế".
TS. Xuedong Huang, Tập đoàn Zoom (Hoa Kỳ), thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture khẳng định.
"Ô nhiễm Không khí và Giao thông: Cơ hội và Thách thức cho Việt Nam và Thế giới"
Thời gian qua, không khí ở Hà Nội luôn trong tình trạng mù mịt khi Thủ đô là một trong những thành phố có chỉ số chất lượng không khí xấu nhất thế giới, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Được kỳ vọng mang tới những lời giải hữu ích cho bài toán phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam, tọa đàm
"Ô nhiễm Không khí và Giao thông: Cơ hội và Thách thức cho Việt Nam và Thế giới", sẽ diễn ra vào sáng ngày 5/12.Góp mặt tại tọa đàm có GS. Yafang Cheng là Giám đốc Khoa Hóa học Aerosol - Viện Hóa học Max Planck (Đức), Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý Khí quyển (JGR Atmospheres) của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ.
Không chỉ là một trong những nhà khoa học có chỉ số trích dẫn cao nhất (theo đánh giá của Clarivate & Web of Science), tài năng của GS. Yafang Cheng còn được ghi nhận bằng loạt giải thưởng quốc tế danh giá.
"Những đổi mới trong chăm sóc Sức khỏe tim mạch và Điều trị đột quỵ"
Vào chiều ngày 5/12, sẽ diễn ra tọa đàm
"Những đổi mới trong chăm sóc Sức khỏe tim mạch và Điều trị đột quỵ", với những thách thức sức khỏe toàn cầu hiện tại.Nhiều tên tuổi lỗi lạc tham dự phiên tọa đàm "Những đổi mới trong chăm sóc Sức khỏe tim mạch và Điều trị đột quỵ"
Theo thông tin từ Ban tổ chức, GS. Valery Feigin là một trong những tên tuổi khiến giới y khoa trong nước và quốc tế mong chờ nhất sẽ có mặt tại tọa đàm. Ông là giáo sư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Thần kinh học và Dịch tễ học, hiện giữ cương vị Giám đốc Viện nghiên cứu Đột quỵ và Khoa học thần kinh ứng dụng quốc gia, Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand và là Giáo sư liên kết của Đại học Washington, Mỹ.
GS. Valery Feigin còn là Đồng chủ tịch Ủy ban Chính sách Toàn cầu của Tổ chức Đột quỵ Thế giới và là thành viên của Nhóm tư vấn kỹ thuật cho Tổ chức Y tế Thế giới về Nghiên cứu và Đổi mới liên quan đến các bệnh không lây nhiễm.
Phiên toạ đàm cũng có sự góp mặt của Chủ tọa GS. Alta Schutte, Đại học New South Wales và Viện Sức khỏe Toàn cầu George (Úc) và Thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture. Gần đây, bà đã nhận được Giải thưởng Harriet Dustan năm 2022 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Giải thưởng Peter Sleight Excellence năm 2023 cho Nghiên cứu lâm sàng về tăng huyết áp từ Liên đoàn tăng huyết áp thế giới và Giải thưởng Nhà khoa học nữ xuất sắc trong lĩnh vực tăng huyết áp năm 2024 từ Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế.
Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 bao gồm 4 hoạt động chính: Chuỗi tọa đàm "Khoa học vì cuộc sống"; Chuỗi đối thoại "Khám phá tương lai VinFuture"; Lễ trao giải VinFuture 2024 và giao lưu cùng chủ nhân giải thưởng VinFuture 2024.
Lễ trao giải VinFuture 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm vào ngày 6/12/2024. Đây là thời khắc quan trọng để vinh danh những phát minh và công nghệ đột phá, được lựa chọn từ gần 1.500 dự án nghiên cứu đề cử bởi hơn 9.000 đối tác đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam vào 20h10 ngày 6/12.
Theo: vtv.vn
Đường dẫn bài viết: https://yenbaitv.org.vn/nhung-ten-tuoi-kiet-xuat-thao-luan-ve-ai-tai-viet-nam-16481.html