Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Cần làm gì để tăng thu ngân sách và giữ chân FDI?

VOV.VN - Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến sẽ được thực thi từ năm 2024. Thời gian áp dụng thuế tối tối thiểu toàn cầu cận kề, Việt Nam cần khẩn trương để không bị mất quyền thu thuế bổ sung, đồng thời vẫn giữ được sự cạnh tranh của môi trường đầu tư…

Thời gian áp dụng thuế tối tối thiểu toàn cầu cận kề

Theo ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Tổng cục Thuế), năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng các nền kinh tế phát triển G20 đã thống nhất về nguyên tắc giải pháp 2 trụ cột nhằm giải quyết các vấn đề thuế phát sinh trong nền kinh tế kỹ thuật số. Trong đó, trụ cột I quy định phân bổ thuế đối với hoạt động kỹ thuật số, trụ cột II quy định về thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Trong tháng 10/2021, diễn đàn toàn cầu BEPS ban hành tuyên bố khung 2 trụ cột này với sự đồng thuận của 137 nước thành viên (hiện là 139 nước thành viên). Các nước trong G20 theo đó đồng thuận tuyên bố 2 trụ cột nhằm giải quyết thách thức phát sinh và kêu gọi diễn đàn xây dựng quy tắc mẫu, hiệp định đa phương thống nhất nhằm đảm bảo hiệp định mới có quy tắc mới đảm bảo hiệu lực toàn cầu từ năm 2023. Tuy nhiên, chỉ thị Liên minh châu Âu (EU) thông qua vào ngày 16/12/2022, sau khi bị trì hoãn do sự phản đối của Ba Lan, Hungary, hiệp định mới dự kiến thực hiện vào năm 2024.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Cần làm gì để tăng thu ngân sách và giữ chân FDI?
Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến sẽ được thực thi từ năm 2024. (Ảnh minh họa: KT)

Thuế tối thiểu toàn cầu có 2 quy tắc gồm: quy tắc thuế suất tối thiểu toàn cầu là 15%, quy tắc khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu và một quy tắc hiệp định thuế là 9%.

Việc tham gia quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng từ Trụ cột II, do đó, Bộ Tài chính đã có nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai Trụ cột II về diễn đàn IF và Thủ tướng đã thành lập tổ công tác đặc biệt đề xuất thuế tối thiểu toàn cầu vào tháng 8/2022. Để triển khai, Bộ Tài chính cũng thành lập nhóm giúp việc, trong đó có thành phần là các đơn vị chức năng như Tổng cục Thuế, Vụ Chính sách thuế, Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Tài chính doanh nghiệp…

Cần bảo đảm lợi ích đôi bên khi xây dựng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu

GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nếu áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15% với các công ty có doanh thu 750 triệu Euro trở lên sẽ giúp các nước không còn phải áp dụng các giải pháp để chống chuyển giá. Vì thuế tối thiểu toàn cầu ngăn chặn cơ bản các công ty đa quốc gia (TNCs) không thể lợi dụng các “thiên đường thuế” để trốn thuế, chuyển giá, mà sẽ phân bổ khoảng 220 tỷ USD tiền thuế về các nước nhận đầu tư, trong đó các nước đang phát triển được hưởng hơn 110 tỷ USD.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Cần làm gì để tăng thu ngân sách và giữ chân FDI?
GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

Hiện Việt Nam có hơn 26.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, trong đó có khoảng hơn 200 doanh nghiệp có doanh thu 750 triệu Euro. Hầu hết các doanh nghiệp này đang hưởng ưu đãi thuế do Việt Nam ban hành thấp hơn thuế tối thiểu toàn cầu. Do đó, năm 2024, khi EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, nếu Việt Nam chưa thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu thì nước TNCs đặt trụ sở chính sẽ được hưởng khoản thuế chênh lệch trên.

“Hơn 200 doanh nghiệp FDI này mỗi năm nước ta mất khoảng vài tỷ USD tiền thuế nếu chậm áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, đây là thiệt hại về mặt tài chính. Nhưng nghiêm trọng hơn là thiệt hại về môi trường đầu tư. Việt Nam được các TNCs rất quan tâm đầu tư, các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư do chúng ta có môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh tế ổn định, đàm phán thấp, Chính phủ kiên quyết cải cách hành chính, chống tham nhũng”, GS. TS. Nguyễn Mại nêu rõ.

Chủ tịch VAFIE cho rằng, nếu Việt Nam chưa ban hành cơ chế thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu thì chúng ta bị mất một khoản thuế, trong đó các nhà đầu tư cũng được hưởng một phần. Do vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc có nên ở lại Việt Nam hay chuyển đi, đồng thời các nhà đầu tư sắp vào Việt Nam cũng cân nhắc đưa sang Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ… nơi các nước đã có cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, hay ở lại Việt Nam, như vậy môi trường đầu tư của Việt Nam giảm hấp dẫn đi rất nhiều, đấy chỉ là 2 tác động trực tiếp, chứ chưa nói đến các tác động gián tiếp.

“Nếu Chính phủ có thể trình Quốc hội sửa các luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế vào tháng 10/2023 thì đầu năm 2024 có thể thực hiện được. Nếu không kịp, Quốc hội có thể ra nghị quyết cho Chính phủ ban hành các quy định dưới luật để thực hiện. Như vậy, vừa giải quyết được 2 vấn đề là thương lượng với nhà đầu tư để chia sẻ lợi ích, vừa làm cho môi trường đầu tư của chúng ta được thuận lợi hơn, cộng thêm giải quyết được cơ chế toàn cầu, rất phù hợp với cả thế giới, rất tốt cho đầu tư nước ngoài”, GS. TS. Nguyễn Mại nêu ý kiến.

Để khẩn trương chuẩn bị kịch bản áp dụng các nguyên tắc về thuế tối thiểu toàn cầu, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, Chính phủ cần có những chương trình hành động cụ thể và quyết liệt để thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu. Từ đó, tạo ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư mới và giữ chân các nhà đầu tư hiện tại.

Trong trường hợp chưa thể hoàn thành việc điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật trước năm 2024, chúng ta cần nghiên cứu kỹ các quy tắc và hướng dẫn của OECD, xem xét xây dựng và ban hành quy định chính sách thuế tổi thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn (QMDT) như là một cơ chế phản ứng nhanh để bảo vệ quyền đánh thuế thay vì nhường quyền đánh thuế cho các quốc gia khác. Quy định về QMDT có thể được xem như một cơ chế thuế song song với thuế tối thiểu toàn cầu như trường hợp của Malaysia./.

Theo: Diệp Diệp/VOV.VN

Tin mới hơn

Nửa nhiệm kỳ xây dựng, chỉnh đốn đảng: Công tác cán bộ là "then chốt của then chốt"

Nửa nhiệm kỳ xây dựng, chỉnh đốn đảng: Công tác cán bộ là "then chốt của then chốt"

VTV.vn - Kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa qua đã tạo niềm tin lớn trong nhân dân. Tinh thần đó sẽ tiếp tục được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong thời gian tới.

Quyết định của UBND tỉnh sửa đổi bổ sung quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023

Quyết định của UBND tỉnh sửa đổi bổ sung quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023

Quyết định của UBND tỉnh sửa đổi bổ sung quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023

Rà soát điều kiện hoạt động một số trạm đăng kiểm

Rà soát điều kiện hoạt động một số trạm đăng kiểm

VTV.vn - Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa thành lập đoàn kiểm tra, nhằm mở thêm và duy trì hoạt động các trung tâm đăng kiểm, góp phần tăng khả năng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đường sắt Bắc - Nam đứng đầu các hành trình du lịch bằng tàu ngoạn mục nhất thế giới

Đường sắt Bắc - Nam đứng đầu các hành trình du lịch bằng tàu ngoạn mục nhất thế giới

VTV.vn - Theo xếp hạng của chuyên trang du lịch quốc tế nổi tiếng Lonely Planet, tuyến đường sắt thống nhất của Việt Nam đứng ở vị trí đầu tiên trong 9 hành trình du lịch bằng tàu.

Ngày 30/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Ngày 30/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

VTV.vn - Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và chủ trương đầu tư 2 Dự án quan trọng.

"Số cán bộ y tế phải trả giá cho COVID-19 quá lớn"

"Số cán bộ y tế phải trả giá cho COVID-19 quá lớn"

VTV.vn - Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng từ việc giám sát cho đến ra báo cáo phải làm sao để đi vào thực tế, từ đó có thể đối phó với đại dịch một cách tốt hơn.

Cảnh giác với biến tướng của mô hình "Sở hữu kỳ nghỉ"

Cảnh giác với biến tướng của mô hình "Sở hữu kỳ nghỉ"

VTV.vn - Tặng kỳ nghỉ dưỡng 3 ngày 2 đêm miễn phí tại một căn hộ 5 sao nếu mua thẻ du lịch. Nhiều người bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng mua thẻ du lịch để được nhận quà...

Tháng 5, sản xuất công nghiệp có nhiều dấu hiệu khởi sắc

Tháng 5, sản xuất công nghiệp có nhiều dấu hiệu khởi sắc

Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 có những dấu hiệu khởi sắc hơn so với tháng 4. Cụ thể, IIP tháng 5 ước tính tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Việt Nam đề xuất ưu tiên thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của APEC

Việt Nam đề xuất ưu tiên thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của APEC

ANTD.VN - Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 (MRT 29), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh rằng, các nền kinh tế thành viên APEC cần ưu tiên thảo luận về vấn đề cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc huy động, sử dụng các nguồn lực phòng, chống Covid-19

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc huy động, sử dụng các nguồn lực phòng, chống Covid-19

NDO - Hôm nay, 29/5, Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ 8 của Kỳ họp thứ 5 để thảo luận về kết quả giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đường cao tốc Bắc - Nam sắp thành hình

Đường cao tốc Bắc - Nam sắp thành hình

Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông với chiều dài 2.063 km nối liền từ Lạng Sơn đến Cà Mau là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cả nước đã hình thành và đang dần hoàn thiện

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại